Các hoạt động triển lãm, trưng bày Bảo vật quốc gia, các di sản văn hóa đất nước ta (hiện vật và hình ảnh) nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu văn hóa, vui chơi đọc cho mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao đời sống tinh thần, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho toàn thể nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán.

I. Các hoạt động trưng bày triển lãm

1. Các giá trị văn hóa tiêu biểu ở Khánh Hòa

1.1. Bảo vật quốc gia bộ sưu tập đàn đá Khánh Sơn

1.2. Các di chỉ khảo cổ tiêu biểu: Xóm Cồn, Văn Tứ đông, Vĩnh Yên, Hòa Diêm

1.3. Đặc trưng văn hoá của dân tộc Chăm

1.4. Đặc trưng văn hoá của dân tộc Raglai

II. Các hoạt động văn hóa, trải nghiệm, giao lưu

1. Triển lãm Tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ có xuất xứ từ thế kỷ 17 ở làng Đông Hồ, xã Song Hồ huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Từ xa xưa, người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã có thói quen mua tranh Đông Hồ về trang hoàng nhà cửa vào dịp Tết với ước mong hạnh phúc no ấm. Vì thế, Tranh Đông Hồ đi vào cuộc sống của người Việt qua nhiều thể hệ và đã được Nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Triển lãm hơn 60 tác phẩm tranh truyền thống, giới thiệu nguồn gốc xuất xứ, quy trình làm tranh Đông Hồ.

Thời gian: Từ 21/1/2025 – 02/02/2025 (Âm lịch từ ngày 22 tháng chạp năm Giáp Thìn đến ngày mồng 5 Tết Ất Tỵ).

2. In tranh đông hồ

Du khách du xuân đến thăm quan Bảo tàng tham gia làm tranh Đông Hồ, ngoài ra còn được trải nghiệm làm tranh khắc gỗ chủ đề năm Ất Tỵ.

Người tham dự được tự tay pha màu, phết màu, dập khuôn và thực hiện bức tranh in khắc gỗ truyền thống trên giấy thủ công với họa tiết dân gian theo phong cách cá nhân.

Thời gian trưng bày: Từ 21/1/2025 – 02/02/2025 (Âm lịch từ ngày 22 tháng chạp năm Giáp Thìn đến ngày mồng 5 Tết Ất Tỵ).

3. Tết xưa và nay qua những trang sách

Checkin tham quan, đọc những cuốn sách được trưng bày từ Thư viện tỉnh, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi Đồng.

Thời gian: Từ 21/1/2025 – 02/02/2025 (Âm lịch từ ngày 22 tháng chạp năm Giáp Thìn đến ngày mồng 5 Tết Ất Tỵ).

4. Hoạt động “Tết trong mắt em”

Đọc sách, chia sẻ trò chuyện những câu chuyện Tết, về hoạt động sách, viết cảm nhận về Tết, thông điệp mùa xuân, nguyện ước đầu năm dán lên tấm bảng nhiệm màu.

Thời gian: Từ 21/1/2025 – 02/02/2025 (Âm lịch từ ngày 22 tháng chạp năm Giáp Thìn đến ngày mồng 5 Tết Ất Tỵ).

5. Hoạt động Trưng bày triển lãm Thư pháp

Trong không gian này ông đồ trong tâm thế phấn khởi, muốn lan tỏa giá trị truyền thống, đặc biệt là nghệ thuật thư pháp đến với mọi người, người xin chữ thì hân hoan mang về gia đình những bức thư pháp, thư họa viết đúng, viết đẹp với nhiều ước nguyện tốt lành.

Thời gian: Từ 21/1/2025 – 02/02/2025 (Âm lịch từ ngày 22 tháng chạp năm Giáp Thìn đến ngày mồng 5 Tết Ất Tỵ).

6. Hoạt động: Hóa thân thành Nhà khảo cổ nhí

Với hoạt động trải nghiệm nhà khảo cổ nhí, các bạn nhỏ sẽ được đóng vai những nhà khảo cổ nhí để truy tìm hoá thạch khủng long đang được ẩn giấu.

Những điều bí ẩn được khám phá qua những món khảo cổ hấp dẫn giúp các bạn vừa học vừa chơi và khám phá những điều bí ẩn về thế giới khủng long cổ đại, hoặc những kho báu bí mật đang còn ẩn sâu bên trong lớp đất dày.

Thời gian: ngày 21/01/2025.

7. Triển lãm sinh vật cảnh

Triển lãm cây cảnh, bon sai đến từ Hội sinh vật cảnh Khánh Hoà.

Thời gian: Từ 21/1/2025 – 02/02/2025 (Âm lịch từ ngày 22 tháng chạp năm Giáp Thìn đến ngày mồng 5 Tết Ất Tỵ)

8. Phiên chợ Tết – Sản vật Khánh Hoà

Chợ Tết có nét chung của một phiên chợ xuân ấm áp phong vị truyền thống, vẫn là những mặt hàng phục vụ Tết như những quầy hàng với đủ bánh kẹo, mứt tết, sản vật địa phương, thực phẩm, đồ uống, nông sản, đồ trang trí, hoa tươi, hoa đào hoa mai, quất cảnh…

Thời gian: Từ 21/1/2025 – 25/01/2025 (05 ngày từ ngày 22 – 26 tháng chạp năm Giáp Thìn – Tùy tình hình thực tế, các gian hàng có thể hoạt động đến 29 tháng chạp).

9. Phiên chợ Đồ cổ – Đồ xưa

Không gian giao lưu, trao đổi kiến thức nhằm nâng cao hiểu biết, phát huy tinh thần gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hoá, lịch sử. – Thời gian: ngày 02/02/2025 tức ngày mồng 5 Tết Ất Tỵ.

Thời gian: ngày 02/02/2025 tức ngày mồng 5 Tết Ất Tỵ.

10. Chương trình “Nồi bánh yêu thương”

Tổ chức cho khách tham quan, đặc biệt các em thiếu niên, nhi đồng trải nghiệm gói bánh chưng, để cho các con có một hình dung về Tết truyền thống.

Chương trình tổ chức nổi lửa nấu nồi bánh chưng yêu thương vào lúc 19h30 tối để cùng canh nồi bánh chưng, chương trình văn nghệ hát cho nhau nghe với du khách, người dân địa phương, các bạn học sinh, sinh viên.

Thời gian: Ngày 21/01/2025 (tức ngày 22/12 tháng chạp năm Giáp Thìn).

11. Cây nêu ngày tết

Cây nêu được trồng chủ yếu mang ý nghĩa tượng trưng, cầu chúc những điều tốt đẹp trong năm mới, cũng là sự hoài niệm về một phong tục của tết cổ truyền Việt Nam xưa.

Lễ dựng cây nêu là một phong tục đẹp, giàu ý nghĩa của nhiều dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Cây nêu có một vị trí đặc biệt quan trọng, không chỉ để trừ ma quỷ mà còn là biểu tượng của cây vũ trụ, chuyên chở những ý nghĩa nhân văn cao đẹp.

12. Giao lưu văn hoá Cosplay

Buổi giao lưu trang phục Tết cổ truyền Việt – Nhật sẽ giúp mọi người biết thêm về văn hoá tết cổ truyền Nhật Bản, tạo sự giao thoa kết nối văn hoá cho các bạn trẻ yêu thích khám phá văn hoá cũng như yêu thích cổ phục truyền thống. Trong buổi giao lưu này, các bạn cũng có thể được thử các bộ trang phục chuẩn của hai nước Việt Nhật và có những bức hình kỉ niệm đáng nhớ.

Cosplay hiện đang nở rộ không chỉ trong giới trẻ Nhật Bản mà còn lan rộng ra toàn thế giới. Ở Nha Trang trào lưu này đã góp thêm một màu sắc mới, sinh động cho bức tranh hoạt động vui chơi, giải trí của giới trẻ hiện nay. Cosplay là một nghệ thuật trình diễn bằng cách hóa thân trang phục và trang điểm vào nhân vật nổi tiếng mà họ yêu thích trong Anime, truyện tranh Manga, tiểu thuyết, phim gia tưởng…

Thời gian: Đêm 24/01/2025 (tức ngày 25 tháng chạp năm Giáp Thìn).

13. Tổ chức các trò chơi dân gian Việt Nam

Các hoạt động như thử thách làm chị Tấm, Ô ăn quan, nhảy lò cò, banh đũa… Tô màu, tô tượng, vẽ tranh…

Thời gian: Từ 21/1/2025 – 02/02/2025 (Âm lịch từ ngày 22 tháng chạp năm Giáp Thìn đến ngày mồng 5 Tết Ất Tỵ)

14. Hoạt động “Ngày hội lồng đèn giấy”

Lồng đèn là biểu trưng của ánh sáng với những điều ước, mọi việc tốt đẹp. Hoạt động treo lồng đèn đã và đang là một nét văn hóa đặc trưng của người dân Việt Nam trong các mùa lễ hội.

Thời gian: Ngày 20/01/2025 (tức ngày 21/12 tháng chạp năm Giáp Thìn).

III. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, giải trí

Chuỗi hoạt động văn hoá, nghệ thuật và giải trí sẽ mang đến những trải nghiệm phong phú, đa dạng và đậm bản sắc địa phương. Các chương trình được thiết kế nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của cộng đồng, đồng thời tạo nên không khí vui tươi, sôi động.

  • Đêm thứ nhất: (19h00 – 20h00 ngày 22 âm lịch): Chương trình biểu diễn Nghệ thuật Đường phố (do Trung tâm văn hoá – Điện ảnh tỉnh Khánh Hoà biểu diễn).
  • Đêm thứ 2: (19h00 – 20h00 ngày 23 âm lịch): Chương trình biểu diễn Nghệ thuật Đường phố (do Trung tâm văn hoá – Điện ảnh tỉnh Khánh Hoà biểu diễn).
  • Đêm thứ 3: (19h00 – 21h00 ngày 24 âm lịch): Trình diễn – Giao lưu văn hoá Cosplay, chủ đề Việt phục – Cổ phục.
  • Đêm thứ 4: Biểu diễn nhạc Acoustic (biểu diễn nhạc cụ), tạp kỹ.

IV. Chương trình khai mạc

Chương trình khai mạc sẽ diễn ra vào lúc 16h00 ngày 21/01/2025 (nhằm ngày 22 tháng Chạp) tại Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa, số 16 Trần Phú.